Bồi thường thiệt hại: Vi phạm Nhãn hiệu Nhật Bản (Phần 2)


Khi quyền đối với NHHH bị xâm phạm, chủ Nhãn hiệu có thể yêu cầu lệnh cấm vi phạm (Phần 1). Ngoài ra, chủ Nhãn hiệu có thể yêu cầu bối thường thiệt hại do hành vi vi phạm (Phần 2 này).

2) Quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại gây ra do việc vi phạm Nhãn hiệu Hàng hóa (NHHH)

Cở sở pháp lý:

Sự vi phạm NHHH là là hành vi trái pháp luật. Do đó, người nằm giữ NHHH bị vi phạm có quyền đòi bồi thường cho những tổn thất trong kinh doanh của họ và các thiệt hại thực tế theo Luật Dân sự – luật cơ bản.

Để giảm bớt gánh nặng cho chủ NHHH trong việc phải chứng minh mức thiết hại, Luật NHHH có hai điều khoản:

  1. Điều 38(1), Luật NHHH quy định rằng “lợi nhuận do bên vi pham thu được thông qua hành vi vì phạm sẽ bị xem là mức thiệt hại mà bên nắm quyền phải chịu”. Thực tế, không thể khẳng định rằng lợi nhuận mà bên vị phạm thu được chỉ thông qua hành vi vi phạm NHHH. Tuy nhiên, theo luật NHHH bất kỳ lợi nhuận nào bên vị phạm thu được đều được coi là khoản thiệt hại mà người nắm giữ quyền phải gánh chịu.
  2. Một quy định khác được nêu trong Điều 38(20) của Luật NHHH. Một phần của nó như sau: “phí li-xăng mà bên chủ NHHH hoặc bên sử dụng độc quyền đáng lẽ ra có thể thu được một cách hợp pháp cho việc sử dụng NHHH được đăng ký, sẽ là khoản thiệt hại mà họ phải gánh chịu”.

Để đòi bồi thường thiệt hại từ bên vi phạm quyền đối với NHHH, bên nắm giữ quyền đối với NHHH có thể thực hiện quyền của họ theo Luật Dân sự và Luật NHHH.

Trường hợp liên quan đến việc đòi bồi thường thiệt hại:

X là chủ của Nhãn hiệu “Ninjin” và 11 nhãn khác cho vật liệu xây dựng. X yêu cầu bồi thường thiệt hại từ nhà sản xuất vật liệu xây dựng Y, người đã bán hàng hoá của mình trong các hộp đựng vật liệu mang 12 Nhãn hiệu tương tự với NHHH của X.

Khoản yêu cầu bồi thường thiệt hại được tính toán trên cơ sở nhân tỷ lệ 2% với tổng doanh thu của Y trong việc bán vật liệu xây dựng mang 12 NH.

Trừ một số trường hợp, Toà chấp nhận yêu cầu của X đối với vụ vi phạm này và chấp nhận phương pháp tính toán của X (Osaka District Court Decision, 14.09.1979, Collection of Intellectual Property-Related Precedents, 13-1-82).

Có nhiều phương pháp có thể được sử dụng để tính mức thiệt hai: Lợi nhuận thuần

Quyết định này được áp dụng dựa trên Điều 38(1) của Luật NHHH, chấp nhân tổng khoản tiền thiệt hại được tính toán bằng cách nhân tỷ lệ 2% với tổng doanh thu là 23.699.000 yên.

Khoản tiền này là lợi nhuận thuần chứ không phải lợi nhuận tịnh, là lợi nhuận sau khi đã khấu trừ các chi phí.

Phán quyết này bị kháng án. Toà án Tokyo High Court, là toà phúc thẩm, phán quyết rằng “phần lợi nhuận do bên vi phạm thu được gọi là lợi nhuận mộc được tính toán trên cơ sở nhân lợi nhuận thu được do bán hàng hoá mang NH vi phạm với lượng hàng hoá được bán ra”.

Chấp nhận một phần yêu cầu của nguyên đơn (khiếu kiện bổ sung được nộp để đáp lại đơn kháng án của Y), Toà Osaka High Court lệnh phải trả khoản tiền 41.159.000 yên (Osaka High Court Decision, 19.02.1981, Collection of Intellectual Property-related Precedents 13-1-71).

Tuy nhiên, trong các án lệ, phán quyết chấp thuận “lợi nhuận thuần” là ít.

Lợi nhuận tịnh

Phần lớn các phán quyết được đưa ra nói rằng lợi nhuận như được quy định trong Điều 38(1) của Luật NHHH là lợi nhuận tịnh trong đó chi phí bán hàng, chi phí quản lý, chi phí cho các phương tiện, v.v. được khấu trừ khỏi lợi nhuận thuần.

Lấy làm ví dụ vụ Louis Vuiton (X) khởi kiện Y về việc vi pham quyền đối với NHHH của họ. Y đã thu được lợi nhuận thuần+ là 16.680.000 yên qua việc bán túi, v.v. được mua với giá 16.684.601 yên gấp hai lần giá mua. Tuy nhiên toà cho rằng lợi nhuận do Y thu được sẽ được coi là “không phải là lợi nhuận thuần mà phải khấu trừ đi giá mua và chi phí nhân công, chi phí thuê quảng cáo và cửa hàng cũng như các khoản chi phí cần thiết khác liên quan đến bán hàng vào giá bán hàng”.

Trên cơ sở là không có bằng chứng để chứng minh các khoản khấu trừ của các chi phí có thể khấu trừ từ phần lợi nhuận thuần 16.680.000, toà phán quyết tổng số tiền bồi thường thiệt hại 3.336.920 yên là số tiền tương đương số tiền thu được do sử dụng NHHH như được quy định tại Điều 38(2) của Luật NHHH.

Đánh giá thiệt hại trên các góc độ

Các quy định đánh giá thiệt hại của Luật NHHH là đặc biệt cho hành vi trái pháp luật được quy định trong Bộ Luật Dân sự. Tuy nhiên, theo khía cạnh khác, các điều khoản này của Bộ Luật Dân sự (BLDS) được áp dụng để tính toán khoản tiền bồi thường thiệt hại. Thời hiệu khởi kiện hành vi trái pháp luật theo BLDS là ba năm sau khi phát hiện ra hành vi này lần đầu.

Quy định này áp dụng cho Điều 38(1) của Luật NHHH để tính toán thiệt hại quá ba năm. Đối với một hành vi vi phạm đã quá ba năm, mức thiệt hại sẽ tương đương với khoản tiền thu được do sử dụng NHHH được thừa nhận trong thực tế cho một vi phạm mà thu lợi không chính đáng trong giai đoạn 10 năm. Theo đó, áp dụng thời hiệu của vay nợ chung và nghĩa vụ trả nợ.

Đó có phải là toà đã áp dụng thực tế quyền?

Không giống như Hoa Kỳ, tiền phạt bồi thường thiệt hại gấp ba lần thiệt hại thực không được chấp nhận ở Nhật. Khoản tiền thiệt hại được chấp nhận ở Nhật là thấp.

Vấn đề về hệ thống bồi thường và bồi thường thiệt hại được xem xét lại.

Xem thêm về Vi phạm Nhãn hiệu Hàng hóa ở Nhật Bản (Phần 1) về Quyền độc quyền và quyền yêu cầu lệnh cấm.

Nguồn: Cục Sáng chế Nhật Bản